Răng bị mẻ ảnh hưởng trực tiếp tới thẩm mỹ gương mặt, khiến nụ cười trở nên kém duyên. Không chỉ vậy, tình trạng này về lâu dài còn làm ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Vậy răng bị mẻ phải làm sao? Bài viết dưới đây, nha khoa thegioiimplant.com sẽ chia sẻ cách xử lý khi bị mẻ răng.
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng bị mẻ
Mẻ răng là tình trạng mất đi một phần trong cấu trúc răng và thường xảy ra ở đỉnh hoặc phần cạnh răng. Khi đó răng sẽ trở nên sắc nhọn hơn.
Nguyên nhân dẫn tới tình trạng mẻ răng có thể là do:
- Va đập mạnh vào răng khi chơi thể thao, té ngã hoặc tai nạn giao thông, tai nạn lao động khiến răng bị chấn thương và vỡ một phần.
- Dùng răng cắn vật cứng như đá, kẹo cứng, nhất là khi cắn nắp chai rất dễ làm mẻ răng
- Cơ thể thiếu Canxi, Flour khiến sức khỏe răng bị suy giảm và dễ bị mẻ khi ăn nhai
- Tiêu thụ các thực phẩm có chứa nhiều chất ngọt hóa học, đồ ăn có tính acid mạnh hay chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…có thể làm hỏng men răng, khiến răng dễ sứt mẻ
- Thói quen nghiến răng, cắn chặt răng khi ngủ cũng có thể làm mòn răng, yếu hơn bình thường và dễ bị sứt, vỡ trong quá trình ăn nhai hay có tác động lực tới răng
- Bệnh lý về răng, điển hình là sâu răng có thể khiến răng bị vỡ. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy đau nhức.
Xem thêm: Cách khắc phục răng thưa tại nhà cực kì đơn giản và an toàn
2. Răng bị mẻ không được điều trị sớm sẽ gây ra tình trạng gì?
Tình trạng mẻ răng tưởng vô hại nhưng có thể gây ra nhiều tác hại không thể ngờ tới. Theo bác sĩ nha khoa, răng bị mẻ có thể dẫn tới nhiều nguy cơ:
2.1. Làm giảm khả năng nhai
Khi răng bị mẻ sẽ yếu hơn so với các răng kế cận. Nhất là khi tình trạng mẻ răng xảy ra ở những chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai như răng nanh, răng cấm, sẽ gây khó khăn cho quá trình ăn uống, giảm khả năng ăn nhai.
2.2. Gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
Mẻ răng khiến thức ăn trong quá trình ăn nhai không được nghiền nát. Khi đó, dạ dày và ruột phải hoạt động nhiều hơn để có thể tiêu hoá hết thức ăn. Thời gian dài người bệnh có thể gặp vấn đề về tiêu hoá.
Bên cạnh đó, tình trạng mẻ răng có thể tiếp diễn do mảng nứt ở răng khá yếu. Nguy hiểm hơn, trong quá trình ăn nhai, mảnh vỡ nhỏ của răng có thể theo thức ăn xuống hệ tiêu hoá, gây xước và chảy máu.
Xem thêm: Đau răng có ăn được thịt gà không? Giải đáp chi tiết
2.3. Gây mất thẩm mỹ gương mặt
Răng bị mẻ xảy ra ở những chiếc răng “lộ thiên”, có thể nhìn thấy rõ khi cười, sẽ làm giảm tính thẩm mỹ gương mặt, khiến nụ cười trở nên kém duyên. Người bệnh trở nên tự ti khi cười hay giao tiếp với mọi người.
2.4. Răng trở nên nhạy cảm hơn
Răng bị mẻ sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc răng, có thể làm phần ngà và tủy răng lộ ra bên ngoài. Điều này dẫn tới răng trở nên nhạy cảm hơn. Người bệnh có thể cảm thấy e buốt, đau nhức mỗi khi ăn hay tiếp xúc với đồ ăn quá nóng, quá lạnh hay quá chua.
Ngoài ra, khi răng bị mẻ, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cấu trúc bên trong răng và gây nên các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy răng, áp xe răng,… Nếu không xử lý sớm, người bệnh có nguy cơ bị mất răng.
Xem thêm: Mọc răng khôn có sốt không? Nguyên nhân và cách xử lý nhanh
3. Cách xử lý khi phát hiện răng bị vỡ mẻ
Phát hiện bị mẻ răng phải làm sao? – Khi phát hiện răng bị vỡ mẻ, bạn nên thực hiện những điều sau:
- Khạc nhổ mảnh vỡ răng ra ngoài
Bạn nên đẩy mảnh răng vỡ ra ngoài càng sớm càng tốt để tránh nuốt phải làm tổn thương tới hệ tiêu hoá. Trường hợp bạn đang nhai thức ăn thì có thể nhổ hết thức ăn ra bên ngoài.
- Giữ lại mảnh vỡ
Với vấn đề bị mẻ răng cửa phải làm sao, bạn nên giữ lại mảnh răng vỡ và bảo quản chúng trong một hộp kín với ít sữa hoặc nước bọt. Bác sĩ có thể cân nhắc đến việc gắn lại mảnh vỡ vào răng.
- Không chạm vào gờ răng bị mẻ
Bạn không nên dùng tay hay lưỡi chạm vào gờ răng. Vì sau khi bị mẻ, gờ răng trở nên sắc nhọn, có thể làm tổn thương tay và lưỡi khi chạm vào. Lúc này, bạn nên dùng bông gòn đặt vào phần răng bị vỡ rồi cắn chặt để tránh phần còn lại của răng tiếp xúc với mô mềm xung quanh, đồng thời cũng tránh vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và gây viêm nhiễm.
- Súc miệng
Khi bị mẻ răng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào bên trong cấu trúc răng và gây viêm nhiễm. Do đó, bạn nên súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng để làm sạch gờ răng và khoang miệng. Sau đó, bạn dùng bông gòn mới và cắn chặt.
- Cẩn trọng khi ăn uống
Khi răng bị mẻ, bạn nên cẩn trọng trong quá trình ăn uống để tránh ảnh hưởng tới phần răng còn lại. Theo đó, bạn nên ăn những thực phẩm mềm và tránh đồ ăn quá cứng, dai hay quá nóng, quá nóng. Ngoài ra, bạn cũng nên nhai bằng chiếc răng không bị mẻ.
- Hẹn gặp bác sĩ
Sau khi xử lý tạm thời răng bị mẻ, bạn nên sớm đến gặp bác sĩ nha khoa để được tư vấn cách khắc phục hiệu quả, phục hồi chức năng ăn nhai, tăng tính thẩm mỹ cho khuôn mặt và giảm nguy cơ mắc vấn đề về răng miệng.
4. Các phương pháp phục hình răng bị mẻ phổ biến hiện nay
4.1. Dán lại mảnh răng bị mẻ
Trường hợp răng bị mẻ nhưng không làm hở chân răng hoặc tủy răng, bác sĩ có thể dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng để gắn lại mảnh răng bị mẻ vào răng.
Tuy nhiên, biện pháp này chỉ được thực hiện khi mảnh răng vỡ không bị sâu, được bảo quản tốt và không có dấu hiệu hư hỏng.
4.2. Mài hoặc trám lại phần răng bị mẻ
Nếu răng bị mẻ ít, bác sĩ có thể mài cạnh răng cho phẳng, đảm bảo được tính thẩm mỹ của răng.
Còn nếu răng bị mẻ với diện tích mẻ nhỏ, không tác động nhiều đến mô răng, bạn có thể thực hiện trám răng. Theo đó, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị tổn thương, sau đó dùng vật liệu nha khoa chuyên dụng là composite để lấp đầy khoảng trống trên răng.
4.3. Bọc răng sứ
Bọc răng sứ thường được áp dụng để phục hình răng bị mẻ với diện tích lớn, hơn một nửa thân răng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ mài răng thật với tỷ lệ nhất định, rồi gắn cố định răng sứ lên. Lúc này, bạn sẽ sở hữu chiếc răng có chức năng ăn nhai, kích thước giống với răng thật.
Xem thêm: Bạn có biết: Cầu răng sứ và implant khác nhau như thế nào?
4.4. Trồng răng implant
Khi răng bị mẻ lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tủy răng, không thể phục hồi, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ hết phần răng còn lại và tiến hành trồng răng implant để phục hình răng.
Trồng răng implant là giải pháp phục hình răng toàn diện thông qua việc cấy ghép trụ implant vào xương hàm, sau đó đặt răng sứ lên trên qua khớp nối Abutment. Trụ implant sẽ thay thế chân răng thật giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu xương hàm, tránh biến dạng khuôn mặt.
Xem thêm: Trồng implant răng cửa: Quy trình, độ an toàn và chi phí
5. Địa chỉ trồng răng implant uy tín tại TP.HCM thegioiimplant.com
Khi thực hiện trồng răng, bạn nên tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín nhằm đảm bảo ca cấy ghép răng thành công. Tại thành phố Hồ Chí Minh, nha khoa thegioiimplant.com là địa chỉ trồng răng implant được đông đảo người bệnh tin tưởng và lựa chọn.
Với đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi, có tay nghề cao cùng công nghệ hiện đại, nha khoa thegioiimplant.com đã thực hiện thành công hơn 5000 ca cấy ghép răng, giúp người bệnh sở hữu hàm răng đều đẹp, nụ cười tự tin, tươi sáng.
Hiện nay, nha khoa đang ứng dụng công nghệ máng định vị DSG để thay thế cho phương pháp trồng răng implant truyền thống. Nhờ có công nghệ này, bác sĩ có thể cắm trụ implant vào đúng vị trí mà không cần phải rạch nướu, bóc tách hạt. Từ đó, người bệnh ít cảm thấy đau đớn. Thời gian lành thương và tích hợp xương cũng nhanh hơn, rút ngắn quá trình trồng răng.
Có thể bạn quan tâm:
- Những ngày không nên nhổ răng, người tin tâm linh phải biết
- Đau răng có ăn được thịt bò không? Lời khuyên từ chuyên gia
- Trồng răng implant all on 6 – Khôi phục răng mất hiệu quả
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có lời giải cho câu hỏi “Răng bị mẻ phải làm sao?”. Khi bị mẻ răng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế nha khoa uy tín để được bác sĩ tư vấn cách khắc phục hiệu quả. Nếu bạn còn băn khoăn, thắc mắc liên hệ ngay với nha khoa thegioiimplant.com qua Hotline 0978.28.28.28 hoặc Fanpage để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!