Healing trong implant là một dạng khớp nối abutment được đặt vào trong giai đoạn lành thương. Ngoài vai trò chính là hỗ trợ lành thương, healing còn giúp việc tạo hình nướu trở nên chuẩn xác hơn, giảm nguy cơ viêm nhiễm sau khi phục hình implant. Để hiểu chi tiết hơn về healing, mời các bạn đón đọc nội dung bài viết dưới đây.
1. Healing trong implant là gì?
Răng implant được cấu tạo bởi 3 bộ phần chính là: Trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Trong đó, abutment được cấu thành từ 2 bộ phận chính là healing abutment và implant abutment .
- Implant Abutment: Có nhiệm vụ kết nối trụ implant và mão răng sứ. Đồng thời, nâng đỡ mão răng chắc chắn hơn và giúp răng không rơi ra ngoài.
- Healing abutment: Được biết đến như là một trụ lành thương và được lắp đặt ở phần cổ trụ. Healing có vai trò kết nối trụ implant và môi trường miệng.
Như vậy, healing trong implant chính là trụ lành thương hay nút lành thương, có nhiệm vụ tạo hình nướu ôm sát thân răng. Khi lắp vào, trụ có thể tuỳ ý điều chỉnh để đảm bảo việc kiểm tra, nong rộng thể tích lợi phù hợp với vùng răng cần phục hình.
Chất lượng của trụ lành thương rất quan trọng, nếu healing kém chất lượng sẽ khiến quá trình trồng răng không thuận lợi. Nguy hiểm hơn, nếu quá trình lành thương không như mong đợi, bạn có thể mắc phải các biến chứng khó lường.
2. Healing Abutment có các loại nào?
Healing trong implant được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như Titanium, sứ hoặc kim loại lành tính và an toàn khi sử dụng. Ngoài ra, bộ phần này còn có nhiều hình dạng khác nhau để phù hợp với từng vị trí mất răng. Đây cũng là yếu tố để phân loại healing abutment.
Xem thêm: Trồng răng implant có đau không?
2.1. Phân loại Healing dựa trên hình dạng
Dựa vào cấu trúc khung hàm của bệnh nhân và vị trí mất răng mà Healing được thiết kế với nhiều hình dạng khác nhau. Hiện tại có 2 dòng trụ lành thương phổ biến đó là:
- Healing dạng thẳng: Đây là loại Abutment thường được dùng ở những vùng răng hàm, với khả năng chịu lực tốt. Độ bền của loại trụ lành thương này cũng được đánh giá là tương đối cao.
- Healing dạng tùy chỉnh: Loại trụ này thường được dùng cho vị trí răng cửa. Ưu điểm của healing dạng tuỳ chỉnh đó là tính thẩm mỹ cao sau khi phục hình.
2.2. Phân loại Healing dựa trên vật liệu.
Healing được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như Titanium, sứ và kim loại lành tính. Ưu điểm của từng loại trụ lành thương dựa theo vật liệu cụ thể như sau:
- Chất liệu Titanium: Đây là vật liệu lành tính và an toàn tuyệt đối với cơ thể người cũng như không gây bất kỳ kích ứng nào. Titanium cũng là vật liệu có độ bền vượt trội, khả năng chịu lực tốt và không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ. Đặc biệt, healing trong implant được làm từ Titanium có mức giá tầm trung nên phù hợp với hầu hết đối tượng người dùng.
- Chất liệu sứ: Healing implant được chế tác từ sứ được đánh giá cao ở tính thẩm mỹ, độ bền và khả năng chịu lực. Tương tự như Titanium, Sứ cũng là vật liệu lành tính với cơ thể người.
- Chất liệu kim loại quý: Thường được dùng để chế tác trụ lành thương là vàng, bạc hoặc bạch kim. Đây đều là vật liệu an toàn, có tuổi thọ cao và rất quý hiếm. Vì vậy, chi phí cho các dòng trụ healing này cũng cao hơn hẳn so với trụ Titanium và Sứ.
3. Vai trò quan trọng của Healing trong quá trình cấy ghép implant
Healing trong implant đóng vai trò quan trọng giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Đặc biệt, đây còn là nhân tố không thể thiếu cho giai đoạn phục hình sau khi thực hiện cấy ghép. Ngoài ra, healing còn giữ nhiều vai trò khác sau đây:
3.1. Tạo điều kiện cho mô nướu và xương hàm phục hồi
Healing đóng vai trò như một điểm tựa vững chắc của trụ implant, giúp cố định vị trí trụ và mão sứ. Đồng thời, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng thường gặp cho xương hàm bệnh nhân.
Ngoài ra, healing còn giúp bảo vệ bề mặt vùng cấy ghép không bị chà xát hoặc tổn thương do tác động từ thức ăn và áp lực từ hàm. Nhờ vậy, người bệnh có thể rút ngắn thời gian phục hồi xương hàm.
3.2. Định hình mô mềm xung quanh implant
Healing cũng có vai trò định hình mô mềm xung quanh implant. Từ đó đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như đạt hiệu quả tốt nhất cho giai đoạn phục hình sứ trên implant.
3.3. Đảm bảo sự ổn định của implant trước khi lắp mão sứ
Healing có thể điều chỉnh xoay ra hoặc vào để kiểm tra và điều chỉnh kích thước, hình dạng cổ trụ. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cắm implant sau này. Đồng thời, healing còn đảm bảo sự đồng nhất về hình dáng và màu sắc giữa nướu xung quanh implant và răng tự nhiên.
3.4. Giảm nguy cơ viêm nhiễm và biến chứng sau phẫu thuật
Healing trong implant và abutment implant là 2 bộ phận quan trọng cấu thành khớp nối abutment. Trong đó, healing đóng vai trò như một “nắp” bảo vệ khu vực cấy ghép khỏi vi khuẩn và các tác nhân gây viêm nhiễm.
Đồng thời, tạo điều kiện tối ưu cho quá trình lành thương diễn ra một cách tự nhiên và nhanh chóng. Từ đó, người bệnh tránh khỏi các biến chứng có thể xảy ra sau phẫu thuật.
Xem thêm: 10 ưu, nhược điểm của trồng răng implant bạn cần lưu tâm
4. Quá trình chăm sóc và theo dõi Healing sau cấy ghép implant
Bên cạnh vai trò của healing trong implant, người bệnh cũng cần quan tâm đến quá trình chăm sóc và theo dõi healing sau khi phục hình. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, bạn sẽ gặp phải những biến chứng không mong muốn.
4.1. Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi đặt Healing
Trong vòng 24h sau khi đặt healing, bạn không nên đánh răng hay tác động mạnh lên vết thương. Sau hai đến ba ngày, bạn có thể đánh răng nhẹ nhàng 2 lần một ngày với bàn chải mềm.
Lưu ý: bạn cũng không nên dùng máy tăm nước trong thời gian này, vì lực của tia nước có thể bắn vào vết thương. Ngoài ra, bạn nên sử dụng thêm nước súc miệng với nồng độ Chlorhexidine thích hợp để ngăn ngừa mảng bám trên răng, giúp vết thương mau lành.
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau cấy ghép
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sau cấy ghép. Đó có thể là do cách vệ sinh răng miệng không đúng, ăn các loại thực phẩm cứng hay kỹ thuật đặt trụ không đúng,…Vì vậy, bạn cần phải thực hiện việc đặt healing tại các trung tâm nha khoa uy tín, chất lượng cùng đội ngũ bác sĩ thực hiện tay nghề cao.
Xem thêm: Trồng răng implant có vĩnh viễn không? Cùng chuyên gia tìm hiểu
4.3. Dấu hiệu nhận biết healing không hiệu quả và cách xử lý
Dấu hiệu cơ bản và dễ dàng nhận biết healing không đạt hiệu quả đó là quá trình hồi phục trở nên khó khăn, nguyên nhân có thể do healing bị hỏng. Tuy nhiên, vì răng implant được cấu tạo từ 3 phần khác nhau, cho nên bạn không cần phải thay thế toàn bộ trụ implant mà chỉ cần thay mới healing để tiếp tục quá trình hồi phục
Có thể bạn quan tâm:
- Trồng răng implant có bị hôi miệng không? Giải đáp thắc mắc
- Có bầu trồng răng được không? Giải đáp thắc mắc của mẹ bầu
- Bạn có biết: Cầu răng sứ và implant khác nhau như thế nào?
Có thể nói healing trong implant giữ một vai trò hết sức quan trọng giúp chiếc răng sau khi được phục hình trở nên hoàn hảo nhất. Nếu còn điều gì vướng mắc, các bạn hãy liên hệ ngay với thegioiimplant.com để được hỗ trợ chi tiết. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành cùng sự uy tín được khẳng định bởi nhiều khách hàng. Chúng tôi sẽ giúp bạn có được chiếc răng mới ưng ý nhất.