Há miệng có tiếng kêu 1 bên khớp hàm là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng ăn uống cũng như gây suy giảm sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Để giúp bạn hiểu sâu hơn vấn đề xương hàm kêu khi há miệng. Bài viết dưới đây, nha khoa thegioiimplant.com sẽ phân tích chi tiết và đưa ra hướng điều trị hiệu quả.
1. Tại sao lại xuất hiện tình trạng xương hàm kêu khi há miệng?
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng há miệng có tiếng kêu 1 bên là do rối loạn thái dương hàm gây nên. Đây là một cơ quan trong bộ máy nhai gồm răng, cơ nhai và khớp thái dương hàm. Những bộ phận này có mối quan hệ mật thiết với nhau. Do đó, khi một trong ba gặp vấn đề sẽ khiến bộ máy nhai bị rối loạn.
Khi ấy, người bệnh có thể mắc phải hội chứng rối loạn chức năng hàm. Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác nhất, bạn cần đi khám bác sĩ răng hàm mặt để tiến hành chụp X quang và làm xét nghiệm chuyên sâu.
Ngoài ra, tình trạng xương hàm kêu khi há miệng xảy ra còn do một số nguyên nhân liên quan khác như:
- Do sự không ổn định của nhóm cơ hàm
- Rối loạn cơ hàm
- Lệch dây chằng khớp thái dương
- Tổn thương vùng xương hàm
- Cấu trúc liên quan tới hoạt động khớp thái dương hàm bị tác động
Xem thêm: Đường nhai trong má là gì? Tìm hiểu về các bệnh lý liên quan
2. Khi há miệng có tiếng kêu có nguy hiểm không?
Mặc dù, há miệng có tiếng kêu 1 bên khớp là một dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, cũng rất khó để khẳng định tình trạng này thực sự nguy hiểm hay không.
Nếu cảm thấy quan ngại về tình hình sức khỏe của bản thân, cách tốt nhất bạn nên tới bệnh viện hoặc những cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra. Khi ấy, các bác sĩ sẽ xem xét, phán đoán và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho bạn.
Việc điều trị khớp thái dương hàm không đơn giản chỉ là làm mất tiếng khớp kêu mà mục đích chính là ổn định bộ máy nhai. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể trở nặng hơn. Song trên thực tế, để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này là tương đối khó.
3. Tình trạng há miệng có tiếng kêu 1 bên có cần điều trị không?
Nếu khi há miệng có tiếng kêu 1 bên không gây ra đau nhức và không có dấu hiệu gia tăng về cường độ đau. Đồng thời, chức năng của hàm không bị giới hạn thì bạn KHÔNG cần điều trị.
Bởi trong trường hợp này sau vài ngày hoặc chỉ cần tập há miệng đúng cách thì tiếng kêu sẽ biến mất. Đồng thời, cũng sẽ không làm ảnh hưởng gì đến cuộc sinh hoạt thường ngày của bạn.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện những triệu chứng dưới đây, bạn cần phải đến gặp bác sĩ răng hàm mặt càng sớm càng tốt để tìm ra hướng điều trị kịp thời:
- Tiếng kêu khi há miệng kèm theo triệu chứng đau nhức và khó chịu
- Hàm bị cứng và không thể mở miệng dễ dàng
- Cảm giác đau lan sang cả tai, cổ, vai và gáy
- Khi nhai phát ra tiếng kêu lục cục lớn
- Há miệng phát ra tiếng kêu kèm đau đầu
4. Cách chữa há miệng có tiếng kêu từ khớp hàm
Tình trạng há miệng có tiếng kêu 1 bên ở mức độ nhẹ, bạn có thể điều trị bằng cách tự chăm sóc và thay đổi thói quen trong sinh hoạt. Tuy nhiên, nếu vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn người bệnh cần đến các cơ sở y tế để điều trị chuyên sâu.
4.1. Thay đổi các thói quen sinh hoạt không tốt
Cách chữa há miệng có tiếng kêu đối với các trường hợp không gây đau nhức hoặc đau rất ít. Bạn hoàn toàn có thể tự điều trị tại nhà bằng việc tự chăm sóc và thay đổi thói quen trong sinh hoạt.
Cách giảm đau nhức, khó chịu:
- Chườm lạnh hoặc nóng
- Trước khi ăn từ 5 – 10 phút, dùng tay massage quanh hàm
- Thực hiện một số bài tập giãn cơ hàm
Chế độ ăn uống
- Ưu tiên ăn đồ mềm và dễ nhai
- Tránh thức ăn quá cứng, quá dai hay phải nhai nhiều
- Không hút thuốc, uống cà phê và rượu bia trước khi ngủ
Trong sinh hoạt:
- Tránh việc há miệng quá lớn
- Không nên cố gắng há miệng khi xuất hiện triệu chứng đau
- Khi ăn, nên nhai thật chậm và đều cả hai bên hàm
- Hạn chế mở miệng lớn đột ngột
- Tránh nghiến răng, cắn móng tay hay đồ vật cứng
- Dùng máng bảo vệ răng nếu bị nghiến răng khi ngủ
Xem thêm: Bài thuốc dân gian chữa răng lung lay hiệu quả từ thiên nhiên
4.2. Điều trị chuyên sâu tại phòng khám
Nếu tình trạng há miệng có tiếng kêu 1 bên không được cải thiện hoặc ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Khi ấy, bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để tiến hành các biện pháp điều trị y tế chuyên sâu.
Tùy vào từng tình trạng và nguyên nhân cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định áp dụng một trong các phương pháp dưới đây:
Điều trị không xâm lấn:
- Dùng máng nhai để điều trị rối loạn khớp thái dương hàm
- Sử dụng máy laser và xung điện liều thấp
- Bấm huyệt, châm cứu
- Vật lý trị liệu cơ hàm
Điều trị xâm lấn:
- Nắn chỉnh khớp thái dương
- Phẫu thuật khớp thái dương
- Chỉnh sửa khớp cắn
- Phẫu thuật xương ổ răng
5. Những câu hỏi thường gặp
Bên cạnh những nội dung chính liên quan đến tình trạng há miệng có tiếng kêu 1 bên kể trên. Phần này sẽ giải đáp nhanh một số thắc mắc thường gặp của người bệnh.
5.1. Tiếng kêu khi há miệng có phải là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng?
Tiếng kêu khi há miệng đi kèm với các triệu chứng như đau nhức, sưng tấy rất có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý. Trong trường hợp này, nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Có thể là tiêu xương chỏm cầu lồi, mòn bề mặt trên hay thoái hóa khớp thái dương,…
5.2. Làm sao để biết tôi bị viêm khớp thái dương hàm?
Tiếng kêu khi há miệng do viêm khớp thái dương hàm thường đi kèm với biểu hiện đau, sưng và cứng khớp. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể lan ra các khu vực khác như tai, trán, thái dương.
Có thể bạn quan tâm:
- Trồng răng implant có đau không? Một số phương pháp giảm đau
- Mơ thấy rụng răng hàm trên không chảy máu: Điềm báo tương lai
- Nhai nhiều một bên thì bên nào to hơn? Sự thật bạn cần biết
Chắc hẳn, qua nội dung bài viết trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng há miệng có tiếng kêu 1 bên. Mặc dù, vấn đề này khá phổ biến nhưng chúng ta cũng không nên chủ quan. Nếu xuất hiện triệu chứng bất thường, các bạn hãy chủ động thăm khám và điều trị kịp thời để có được sức khỏe tốt nhất.
Nha khoa thegioiimplant.com là địa chỉ nha khoa trồng răng uy tín tại TP. Hồ Chí Minh. Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khoẻ răng miệng, liên hệ với chúng tôi qua Hotline 0978.28.28.28 hoặc Fanpage để được hỗ trợ nhanh nhất!