Răng khôn hay răng số 8 thường mọc khi bước vào độ tuổi trưởng thành. Mọc răng khôn có sốt không là một trong những câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Nội dung bài viết dưới đây, nha khoa thegioiimplant.com sẽ giải đáp thắc mắc mọc răng không bị sốt không cũng như các vấn đề liên quan.
1. Mọc răng khôn có hành sốt không?
Mọc răng khôn có thể gây ra hiện tượng sốt. Tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người, mức độ sốt nặng, nhẹ sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cơn sốt sẽ thường không vượt quá 38 độ C.
1.1. Nguyên nhân gây sốt khi mọc răng khôn
Nguyên nhân mọc răng khôn bị sốt là do khi răng khôn trồi lên trên cung hàm sẽ phá vỡ, xuyên qua lớp niêm mạc trong khoang miệng để có thể phát triển toàn diện.
Thời gian răng khôn nhô lên khỏi nướu sẽ lâu hơn so với răng khác trên cung hàm. Điều này đã tạo điều kiện cho lượng lớn vi khuẩn tích tụ trong mảng bám, vụn thức ăn chưa được làm sạch có cơ hội tràn vào và gây viêm vùng nướu xung quanh răng khôn. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ kích hoạt bảo vệ cơ thể. Và sốt chính là phản ứng của cơ thể chống lại sự tấn công của vi khuẩn xâm nhập.
Thông thường, cơn sốt khi mọc răng khôn sẽ kết thúc khi răng mọc hoàn thiện và đúng vị trí trên cung hàm. Ngược lại, trường hợp răng mọc lệch, mọc ngang hay mọc ngầm trong xương hàm thì tình trạng sốt sẽ kéo dài hơn, thậm chí có thể gây ra nhiều biến chứng hơn.
1.2. Các triệu chứng nhận kèm theo khi mọc răng khôn gây sốt
Ngoài hiện tượng sốt, mọc răng khôn còn có thể gây ra các triệu chứng khác như
- Sưng nướu
Răng khôn mọc khi ta bước vào độ tuổi trưởng thành. Lúc này, xương hàm không còn phát triển và nướu cũng đã cứng chắc. Nên khi răng khôn mọc sẽ khiến nướu bị giãn ra đột ngột và gây ra hiện tượng sưng phồng.
Không chỉ phần bề mặt mà vùng nướu quanh chân răng cũng bị sưng. Tình trạng sưng nướu sẽ kéo dài cho tới khi răng khôn mọc ổn định trên cung hàm.
- Đau nhức
Mọc răng khôn hành sốt cũng gây ra tình trạng đau nhức. Cơn đau âm ỉ từ bên trong khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ăn không thấy ngon, thậm chí còn mất ngủ vì đau.
Cơn đau nhức sẽ mạnh và dữ dội hơn khi răng khôn từ từ nhú khỏi nướu để trồi lên. Dù răng khôn mọc lệch, mọc thẳng hay mọc ngầm hầu như đều khiến người bệnh cảm thấy đau nhức.
- Hôi miệng
Răng khôn mọc ở vị trí sâu trong cùng của cung hàm, cùng với đó là, răng chỉ nhú lên một phần khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Các mảng thức ăn thừa không được loại bỏ hoàn toàn sẽ tích tụ tại đây. Thời gian dài sẽ gây ra tình trạng hôi miệng và tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
2. Mọc răng khôn bị sốt phải xử lý như thế nào?
2.1. Chăm sóc tại nhà để giảm đau và sốt
Tình trạng sốt do mọc răng khôn khiến cơ thể người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức. Lúc này, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm lên trán để giảm cơn sốt. Trường hợp, thân nhiệt vượt quá 38 độ C, bạn có thể dùng thuốc hạ sốt hoặc miếng dán hạ nhiệt để đẩy lùi cơn sốt và giảm tình trạng đau nhức.
2.2. Khi nào mọc răng khôn bị sốt cần phải gặp nha sĩ?
Trường hợp mọc răng khôn bị sốt kéo dài, dùng thuốc cũng không có dấu hiệu thuyên giảm thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được bác sĩ Nha khoa thăm khám và tư vấn phương pháp xử lý thích hợp.
Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định bạn chụp X – quang để xác định vị trí răng khôn mọc và thường xảy ra hai trường hợp:
- Trường hợp răng mọc đúng vị trí
Trường hợp mọc răng khôn bị sốt nhưng răng mọc thẳng, mọc đúng vị trí thì bác sĩ sẽ chỉ định giữ lại răng khôn và kê thuốc hạ sốt, thuốc kháng sinh và hướng dẫn cách người bệnh chăm sóc, vệ sinh tại nhà để giảm nhanh cơn sốt, tình trạng đau.
- Trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm
Hầu hết các trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm và gây ra tình trạng sốt bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh tiến hành nhổ răng để giảm sốt cũng như hạn chế các biến chứng khác như viêm lợi, u nang chân răng.
Lưu ý, nhổ răng khôn là quy trình không hề đơn giản, đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ tay nghề bác sĩ. Bởi vị trí răng khôn mọc có chứa nhiều dây thần kinh, chỉ cần một chút sai sót nhỏ cũng có thể dẫn tới hệ luỵ khó lường. Vì vậy, bạn nên đến cơ sở nha khoa uy tín, có bác sĩ giỏi để đảm bảo an toàn, hiệu quả của ca nhổ răng.
3. Các biện pháp phòng ngừa và hạn chế đau nhức khi mọc răng khôn
Bên cạnh việc dùng thuốc, bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau và nguy cơ đau nhức khi mọc răng khôn tại nhà sau:
- Chườm đá hoặc nước ấm ở vùng má ngoài tại vị trí mọc răng khôn. Đây là biện pháp giúp giảm đau răng rất hiệu quả.
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối tự pha để sát khuẩn răng miệng, đặc biệt là răng khôn giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm đồng thời giảm đau.
- Hạn chế tác động mạnh vào vị trí mọc răng khôn.
- Nên tránh các thực phẩm cứng, dai, cay nóng hoặc các chất kích thích để tránh nguy cơ viêm nhiễm và viêm nhiễm. Bạn nên ưu tiên những thực phẩm mềm, lỏng.
- Bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe, nhằm tăng cường sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thường xuyên. Bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để loại bỏ hết mảng thức ăn còn sót lại trên răng, giúp hạn chế nguy cơ bệnh lý răng miệng gây ra tình trạng đau nhức kéo dài.
- Uống đủ nước để đào thải, lọc bỏ những độc tố của cơ thể, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, giúp giảm bớt nhiệt độ của cơ thể.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục khi trồng răng implant bị sưng
4. Một số câu hỏi thường gặp
- Mọc răng khôn bị sốt trong bao lâu?
Mọc răng khôn bị sốt khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày. Thông thường tình trạng sốt do mọc răng khôn sẽ nhẹ và kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày rồi dứt hẳn khi răng trồi lên khỏi cung hàm. Tuy nhiên, với trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm thì cơn sốt có thể nặng hơn và kéo dài.
- Bị sốt khi mọc răng khôn có nguy hiểm không?
Bị sốt khi mọc răng khôn có nguy hiểm không còn tùy thuộc vào vị trí răng khôn mọc. Trường hợp răng mọc đúng vị trí thường chỉ gây ra tình trạng sốt nhẹ, bạn không cần lo lắng chỉ cần áp dụng những biện pháp hạ sốt và chăm sóc răng miệng thật kỹ.
Tuy nhiên, với những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ gây ra nhiều tác hại về sau như tăng nguy cơ viêm nhiễm, xô lệch hàm, tổn thương dây thần kinh. Do đó, người bệnh cần xử lý răng khôn càng sớm càng tốt để ngừa những biến chứng này.
- Mọc răng không hành sốt có cần phải nhổ không?
Về cơ bản, răng khôn có cần nhổ hay không phụ thuộc vào vị trí răng khôn mọc. Trường hợp mọc răng không hành sốt và răng mọc thẳng, đúng vị trí thì không cần phải nhổ. Còn trường hợp răng không hành sốt nhưng mọc ngầm, hay mọc lệch thì cần phải nhổ răng.
- Nên ăn những loại thực phẩm nào để giảm triệu chứng khi mọc răng khôn?
Khi mọc răng khôn, bạn nên ưu tiên những thực phẩm mềm, dạng lỏng để tránh ít gây ảnh hưởng đến cung hàm khi răng khôn đang mọc. Tuy nhiên, bạn không nên ăn đồ ăn khi còn quá nóng vì sẽ ảnh hưởng đến nướu và khiến cơn đau nặng hơn.
Xem thêm: Sau khi trồng răng implant nên ăn gì, kiêng gì để mau lành?
Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ và vitamin, đặc biệt là những loại quả mềm, có tính mát như dâu tây, cam, bơ, nho,…
Có thể bạn quan tâm:
- Răng mọc trên lợi gây ảnh hưởng như thế nào? Cách xử lý
- Những ngày không nên nhổ răng, người tin tâm linh phải biết
- Trồng răng implant có được bảo hiểm không? Giải đáp nhanh
Hy vọng thông qua nội dung bài viết trên đây, bạn đã có câu trả lời cho “mọc răng khôn có sốt không” và các vấn đề liên quan đến tình trạng sốt khi mọc răng khôn. Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến mọc răng cấm có sốt không, liên hệ ngay với nha khoa thegioiimplant.com qua Fanpage hoặc Hotline 0978.28.28.28 để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.