Trồng răng implant có chụp MRI được không là câu hỏi mà không ít bệnh nhân có nhu cầu sử dụng phương pháp phục hình răng này đang vướng mắc. Nhìn chung, MRI vẫn có thể được chỉ định cho người cấy ghép implant ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.
1. Chụp cộng hưởng từ MRI là gì? Tại sao cần phải loại bỏ kim loại khi chụp MRI?
Chụp cộng hưởng từ MRI (Magnetic Resonance Imaging) là phương pháp sử dụng từ trường cùng sóng vô tuyến để gửi tín hiệu đến máy tính. Lúc này, máy tính sẽ tiến hành quá trình xử lý thông tin, cho ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể từ não đến mạch máu. So với X – quang hay CT, chụp MRI hầu như không gây hại cho cơ thể vì không chứa tia bức xạ.
Khi chụp MRI, người bệnh được yêu cầu tháo bỏ đồ vật kim loại. Nguyên nhân bởi trong quá trình chụp sẽ tồn tại rất nhiều nam châm tạo ra từ trường có tính hút kim loại. Vì vậy, nếu có kim loại sẽ gây nhiễu loạn từ trường khiến kết quả thông tin hình ảnh thu được bị sai lệch. Bên cạnh đó, những vật liệu làm từ sắt có thể bị di dời bởi từ trường mạnh làm các cơ quan gần đó bị tổn thương.
2. Ứng dụng của việc chụp cộng hưởng từ MRI trong y khoa
Chụp MRI cung cấp hình ảnh chi tiết và chính xác về cấu trúc bên trong cơ thể người với độ sắc nét cao. Chính vì vậy, kỹ thuật này được ứng dụng trong việc hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi và điều trị.
2.1. Chụp cộng hưởng từ MRI hỗ trợ phát hiện và chẩn đoán bệnh
Nếu những xét nghiệm cận lâm sàng khác không đủ cung cấp thông tin để kết luận bệnh, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh chụp MRI. Kỹ thuật này thường được ứng dụng để phát hiện, chẩn đoán các tình trạng sau:
- Các vấn đề về tủy sống và não như bệnh đa xơ cứng (MS), đột quỵ, phình động mạch, chấn thương đầu, rối loạn tủy sống, khối u, các bệnh lý bắt nguồn hoặc tác động đến não và tủy sống.
- Ung thư hoặc khối u xuất hiện bất thường tại: Lá lách, gan, tử cung, tuyến tụy, buồng trứng, thận, tuyến tiền liệt, bàng quang, đường tiêu hóa, đường mật,..
- Các vấn đề liên quan đến mạch máu, cấu trúc tim mạch bị tổn thương do bệnh tim, đau tim, tắc nghẽn mạch máu, viêm màng ngoài tim, phình động mạch,…
- Các bệnh về đường tiêu hóa: Viêm loét đại tràng, Crohn.
- Các bệnh về gan.
- Các bệnh liên quan đến khớp: Khối u, viêm, nhiễm trùng, chấn thương.
- Tầm soát ung thư vú.
- Đánh giá đau vùng chậu ở nữ giới do lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung,…
2.2. Theo dõi và điều trị bệnh
Kết quả chụp cộng hưởng từ MRI cung cấp hình ảnh chi tiết về các cơ quan bên trong cơ thể. Bên cạnh đó, kỹ thuật này còn cho thông tin liên quan đến cấu trúc khớp, xương, mô mềm. Chính vì vậy, MRI là phương pháp hữu ích giúp bác sĩ đánh giá và có định hướng tiền phẫu thuật.
Bên cạnh đó, đối với bệnh nhân xạ trị, MRI tạo ra hình ảnh giúp phân biệt khối u lành tính và ác tính để từ đó có phác đồ chính xác với liều lượng, hướng dẫn hình ảnh cụ thể.
Ngoài ra, MRI không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin với độ tương phản mô mềm cao mà còn giúp đánh giá sự tiến triển của bệnh nhân, khả năng đáp ứng với phác đồ điều trị.
Xem thêm: Tham khảo quy trình trồng răng implant 7 bước tại thegioiimplant.com
3. Trồng răng implant có chụp MRI được không?
Sau khi tìm hiểu các thông tin về kỹ thuật chụp cộng hưởng từ MRI, chúng ta sẽ tiến hành tìm lời giải đáp cho thắc mắc trồng răng implant có chụp MRI được không.
Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng hầu như các vật thể đều có từ tính thuận từ hoặc nghịch từ. Những đồ vật cấu tạo từ những chất thuộc thuận từ là những chất có từ tính yếu. Khi chịu tác dụng của từ trường bên ngoài, các chất thuận từ này sẽ hướng ứng là cho cảm ứng từ tổng cộng trong chất tăng lên.
Vậy với trụ implant thì sao? Trồng răng implant có chụp MRI được không khi trụ implant có cấu tạo từ kim loại? Có thể nói, người cấy ghép implant hoàn toàn an tâm khi chụp MRI bởi trụ cấu tạo từ titanium và hợp chất này được xếp vào nhóm thuận từ nên từ tính của titanium rất yếu, thậm chí là không có.
Chính vì vậy, trụ implant titanium khi đặt gần máy chụp MRI sẽ không bị từ trường của nam châm hút nên không gây ra hiện tượng nhiễu loạn từ trường.
4. Những trường hợp cần lưu ý khi chụp MRI và trồng răng implant
Trồng răng implant có chụp MRI được không? Mặc dù nhìn chung, người cấy ghép implant vẫn có thể tiến hành kỹ thuật này bình thường nhưng bạn cần lưu ý một số vấn đề sau.
Răng implant gồm có 3 phần: Trụ implant, khớp nối abutment và mão răng sứ. Trụ implant và abutment đều có cấu tạo từ titanium nên không ảnh hưởng đến việc chụp MRI. Riêng phần mão răng sứ sẽ được chia thành hai trường hợp:
- Nếu mão răng sứ có thành phần 100% từ sứ thì vẫn tiến hành chụp MRI bình thường.
- Mão răng sứ thuộc dạng bán sứ (phủ sứ bên ngoài còn bên trong răng phủ kim loại hoặc hợp kim titan có hàm lượng titan thấp). Lúc này, bạn bắt buộc phải tháo bỏ trước khi chụp MRI.
Việc tháo bỏ mão răng sứ cũng không phải là thủ thuật phức tạp nên bạn không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, điều này gây phiền toái, tốn thời gian. Chính vì vậy, khi phục hình răng, bạn nên chọn răng toàn sứ trên trụ implant để phòng trường hợp cần chụp MRI sẽ không mất thời gian tháo bỏ.
Có thể bạn quan tâm:
- Sau khi nhổ răng bao lâu thì trồng implant? Cùng tìm hiểu
- [Giải đáp] Trồng răng implant có niềng răng được không?
- Trồng răng implant có được bảo hiểm không? Giải đáp nhanh
Trồng răng implant có chụp MRI được không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện kỹ thuật phục hình răng này, cần báo cho bác sĩ chụp MRI trước khi thực hiện để có sự kiểm tra và tư vấn chính xác. Hy vọng nha khoa thegioiimplant.com đã giúp bạn giải các các thắc mắc. Nếu có bất kỳ nhu cầu nào cần giải đáp liên quan đến trồng răng implant, hãy liên hệ ngay qua hotline: 0978 28 28 28 hoặc Fanpage để được tư vấn hoàn toàn miễn phí bạn nhé!